Động mạch vành


Động mạch vành là một bệnh khá phổ biến trong cuộc sống, bạn có thể không thể nhận biết được bệnh động mạch vành cho đến khi xuất hiện sự tắc mạch máu hoặc có các cơn đau tim.

1. Bệnh động mạch vành là gì vành là gì?

Bệnh động mạch vành (tên tiếng Anh là Coronary Artery Disease) phát triển khi các mạch máu chính cung cấp máu, oxy, và dưỡng chất bị gây hại và bị bệnh. Những mảng vơ vữa chứa cholesterol trong động mạch vành và quá trình viêm thường gây nên bệnh động mạch vành.Khi những mảng bám này hình thành, chúng gây hẹp lòng động mạch, làm giảm lượng máu đến nuôi tim. Cuối cùng, sự giảm lượng máu đến tim này có thể gây đau ngực (cơn đau thắt ngực), khó thở và các triệu chứng khác của bệnh mạch vành. Khi tắc nghẽn hoàn toàn gây nên nhồi máu cơ tim.Vì bệnh động mạch vành thường tiến triển từ từ qua hàng chục năm, bạn có thể không thể nhận biết được đến khi xuất hiện sự tắc mạch máu hoặc có các cơn đau tim. Tuy nhiên bạn lại có thể làm được nhiều thứ để phòng ngừa và điều trị bệnh động mạch vành. Một lối sống lành mạnh có một tác động tích cực rất lớn vào việc phòng ngừa bệnh này.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động mạch vành

Nếu động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho quả tim bạn, đặc biệt khi nó đập nhanh như trong lúc tập thể thao. Khởi đầu, sự giảm dòng máu tới nuôi tim có thể không gây ra bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi mảng xơ vữa tiếp tục tăng kích thước trong lòng động mạch, bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch vành, chúng bao gồm: Đau ngực (cơn đau thắt ngực): bạn có thể có cảm giác đè nặng hay thắt chặt ngực lại, như ai đó đè lên ngực của bạn vậy. Cơn đau này, hay được gọi là cơn đau thắt ngực, thường xảy ra ở giữa hoặc bên trái ngực. Cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau các hoạt động thể chất hay bị stress. Cơn đau này thường mất sau vài phút nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, đặc biệt ở nữ giới, cơn đau này có thể lan lên đến cổ, cánh tay hoặc ra sau lưng. Khó thở: nếu tim bạn không thể bơm đủ máu mà cơ thể cần, bạn có thể thấy khó thở hay mệt mỏi khi gắng sức. Nhồi máu cơ tim: tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành có thể gây nên cơn nhồi máu cơ tim. Triệu chứng kinh điển của cơn nhồi máu bao gồm cảm giác đè ép, xé rách ở ngực và đau lan ở vai và cánh tay, đôi khi có khó thở, vã mồ hôi kèm theo. Phụ nữ thường có ít các triệu chứng điển hình hơn nam giới khi nhồi máu cơ tim, như ở cổ hay đau tê hàm dưới. Đôi lúc một cơn nhồi máu cơ tim có thể diễn ra mà không có dấu chứng rõ ràng nào.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ bị đau tim, gọi ngay cho cấp cứu hoặc bất cứ dịch vụ cấp cứu địa phương nào đó. Nếu bạn không gọi cấp cứu, hãy bắt xe đến ngay bệnh viện gần nhất. Tự lái xe đến bênh viện là phương án cuối cùng.

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành, như cao huyết áp, mỡ máu cao, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bệnh mạch vành, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tình trạng của bạn, đặc biệt nếu bạn có các dấu chứng của việc hẹp mạch máu.

Xem thêm:

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành được nghĩ là có những tổn thương của lớp áo trong của mạch máu, đôi khi xảy ra sớm từ niên thiếu. Các thương tổn này do các tác nhân gây hại sau:

  • Hút thuốc lá.
  • Cao huyết áp.
  • Mỡ máu cao.
  • Đái tháo đường
  • Lối sống thụ động.

Một khi lớp áo trong của động mạch bị tổn thương, các mảng chất béo từ cholestrol và từ các sản phẩm thải của các tế bào có xu hướng tụ vào nơi  tổn thương đó trong 1 quá trình gọi là xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt của mảng bám bị nứt hay vỡ, các tiểu cầu sẽ bám vào để cố gắng sửa chữa. Chính hiện tượng này làm tắc mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

  • Tuổi: người cao tuổi tăng các yếu tố gây hại và hẹp mạch máu.
  • Giới tính: nam giới thường có các yếu tố nguy cơ nhiều hơn. Tuy nhiên nữ giới mãn kinh cũng có nguy cơ cao.
  • Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình có người bị bệnh tim thì có liên quan tới nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, đặc biệt nếu người có quan hệ gần đã có bệnh động mạch vành. Nguy cơ cao nhất nếu bố hay anh em trai bạn đã được chẩn đoán với bệnh tim trước 55 tuổi hoặc mẹ bạn hay chị em gái của bạn mắc bệnh trước 65 tuổi.
  • Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá trực tiếp và hút thuốc lá thụ động có nguy cơ cao mắc động mạch vành.
  • Cao huyết áo: cao huyết áp không kiểm soát có thể gây cứng và dày mạch máu, gây hẹp lòng mạch máu.
  • Mức cholesterol máu cao: mức cholesterol máu cao có thể làm tăng nguy cơ tạo mảng xơ vữa. mữa cholesterol máu cao là hậu quả của hàm lượng cao mỡ tỉ trọng thấp (LDL), được biết như “mỡ xấu”. Một hàm lượng thấp mỡ máu tỉ trọng cao (HDL), được biết với cái tên “mỡ tốt”, có thể là dấu hiệu của xơ vữa.
  • Đái tháo đường: đái tháo đường có liên quan với nguy cơ cao của bệnh động mạch vành. Đái tháo đường tuýp 2 và bệnh động mạch vành chia sẻ với nhau các yếu tố nguy cơ, như là béo phì hay cao huyết áp.
  • Thừa cân-béo phì: thừa cân làm nặng thêm các yếu tố nguy cơ khác.
  • Lười vận động thể lực: thiếu tập luyện thể lực có liên quan tới bệnh động mạch vành và một số các yếu tố nguy cơ khác.
  • Mắc bệnh Stress: stress không mong muốn trong cuộc sống có thể gây hại cho động mạch của bạn cũng như làm nặng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ thường kết hợp với nhau và có thể xảy ra trên nền một yếu tố kia, như béo phì dẫn đến đái đường tuýp 2 và cao huyết áp. Khi chúng kết hợp với nhau, một vài yếu tố nguy cơ làm cho bạn có nguy cơ cao hơn của bệnh động mạc vành. Ví dụ, hội chứng chuyển hóa – một tập hợp các tình trạng bao gồm tăng huyết áp, mỡ máu cao, tăng mức insulin và tăng lượng mỡ tích tụ vùng eo hông- làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Thỉnh thoảng bệnh động mạch vành diễn ra mà thiếu đi các yếu tố nguy cơ điển hình. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các yếu tố khả thi khác, bao gồm:

  • Ngưng thở khi ngủ: bất thường này gây ra các cơn ngưng thở lập lại trong lúc ngủ. Những cơn giảm oxy máu đột ngột diễn ra bất thường làm tăng huyết áp và làm quá sức hệ tim mạch, có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành.
  • Protein phản ứng C nhạy cảm cao( hs-CRP) : là một protein bình thường mà nó xuất hiện, nhiều khi có hiện tượng viêm xảy ra đâu đó trong cơ thể. Mức hs-CRP tăng cao có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Dường như khi các động mạch vành co hẹp, trong máu sẽ xuất hiện nhiều hs-CRP.
  • Nồng độ triglyceride cao: đây là một loại mỡ máu mà khi ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ của bệnh động mạch vành, đặc biệt ở nữ giới.
  • Homocystein: là một amino axit mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra các chất đạm, tạo và duy trì các mô cơ thể. Tuy nhiên ở mức cao homocystein có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực: khi động mạch vành bị co hẹp, tim có thể không nhận đủ lượng máu cần khi nhu cầu tăng lên, đặc biệt khi hoạt động thể chất. Điều này có thể gây nên đau thắt ngực hay khó thở.

Nhồi máu cơ tim: nếu một mảng cholesterol vỡ ra và các cục máu đông, làm tắc hoàn toàn động mạch vành có thể khiến nhồi máu tim. Sự thiếu hụt dòng máu đến nuôi tim có thể hủy hoại cơ tim. Số lượng cơ tim bị hủy hoại thì phụ thuộc vào việc bạn được điều trị sớm hay muộn.

Suy tim: nếu một số khu vực của tim sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng vì lượng máu đến bị giảm, hoặc nếu tim bạn đã từng bị gây hại bởi một con đột quỵ. Tim bạn sẽ trở nên rất yếu trong việc bơm đủ máu đến các nơi cở thể cần. Tình trạng này gọi là suy tim.

Rối loạn nhịp tim: sự cung cấp máu không đủ cho tim hay sự hủy hoại cơ tim, có thể gây trở ngại cho hoạt động điện của tim, và làm nhịp tim bất thường.

Biện pháp tự chăm sóc

 

Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh mạch vành, nên đến gặp bác sĩ để được cho các xét nghiệm tìm ra có bệnh hay không. Giải quyết sớm bệnh mạch vành khi vừa mới bắt đầu có thể làm cho đời sống của bạn ít giảm đi chất lượng nhất

Nếu bạn đã có bệnh động mạch vành, thậm chí từng được nong mạch vành đặt stent hay có phẫu thuật bắc cầu; bạn nên chú ý lịch tái khám theo hẹn và dùng thuốc đầy đủ đúng giờ, không được tự ý ngưng thuốc.

Chế độ ăn cũng như sinh hoạt rất quan trọng đến việc phát ra bệnh này. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau củ, giảm các chất béo động vật, không hút thuốc và hạn chế strees có thể phòng ngừa được bệnh mạch vành. Tập luyện thể thao đều đặn cũng rất quan trọng trong việc ngừa bệnh.

Bệnh động mạch vành nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Đánh giá post

Fujiko Việt Nam

Công ty TNHH Dược liệu Fujiko Việt Nam là đơn vị có hệ thống dây truyền công nghệ sạch - chiết xuất Curcumin hoàn toàn tự nhiên - Chiết xuất từ của Nghệ vàng Việt Nam tuyển chọn. Với công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay, lên tới 30 - 50 tấn bột nghệ/mẻ chiết, tương đương 3000-5000 kg nghệ tươi, Curcumin Fujiko đủ cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài nước. Hiện nay chúng tôi sản xuất và cung cấp Thành phẩm và Nguyên liệu Curcuminoid - Nano Curcuminoid dạng bột, lỏng cho người sử dụng và các công ty đối tác.

Trả lời

Contact Me on Zalo
0867 212 892